Thi THPT quốc gia: Học sinh vẫn 'né' môn Lịch sử

10:46:00 Add Comment
Chưa có con số thống kê cuối cùng nhưng sơ bộ cho thấy, học sinh lớp 12 tại TP HCM vẫn không mặn mà với Lịch sử, Địa lý, khi chọn môn thi thứ tư trong kỳ thi THPT quốc gia 2016.


Thi THPT quốc gia: Học sinh vẫn 'né' môn Lịch sử


Khảo sát sơ bộ về môn thi tự chọn tại một số trường THPT trên địa bàn TP HCM cho thấy, các em học sinh lựa chọn nhiều vẫn là những môn thuộc khối tự nhiên (Vật lý và Hóa học).

Trường THPT Nguyễn Chí Thanh có 221 em chọn môn Vật lý, 77 em chọn môn Hóa, 73 em chọn môn Địa, 10 em chọn môn Sinh và chỉ có 7 em chọn môn Sử.

Trường cũng tiến hành khảo sát việc học sinh đăng ký môn thi thứ 5 để xét tuyển ĐH, CĐ, kết quả sơ bộ cho thấy: 67 em chọn môn Hóa, 45 em chọn môn Lý, 27 em chọn môn Sinh, 13 em chọn môn Địa và chỉ có… 1 em chọn môn Sử.  


Ông Phan Hường, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thánh Tôn cho biết, toàn khối 12 có 388 học sinh, theo kết quả đăng ký sơ bộ được trường thực hiện vào đầu học kỳ 2 thì số lượng đăng ký các môn thi thứ 4, thứ 5 lần lượt là: Lý (192 em), Địa (186 em), Hóa (131 em), Sử (23 em) và Sinh (21 em).

Trường THPT Hiệp Bình cũng tiến hành cho học sinh đăng ký môn thi thứ 4 cùng các môn thi để xét tuyển ĐH, CĐ. Môn Lý vẫn có đông học sinh đăng ký nhất với 326 em, tiếp đó là Hóa 224 em, Địa 48 em, Sinh 31 em và chỉ có 14 học sinh đăng ký môn Sử.


Thi THPT quốc gia: Học sinh vẫn 'né' môn Lịch sử


Khảo sát bước đầu tại Trường THPT Nguyễn Trãi, số lượng lựa chọn môn thi của 480 học sinh lớp 12 lần lượt là: Lý (341 em), Hóa (141 em), Địa (75 em), Sử (27 em), Sinh (25 em).

Tại một số trường THPT khác, dù chưa có con số chính thức nhưng kết quả sơ bộ ban đầu cho thấy, các môn thi được các em chọn nhiều vẫn là lý, hóa, địa, rồi mới đến sử và sinh.

Theo các giáo viên, sở dĩ học sinh vẫn “né” môn Sử vì xu hướng chung, học sinh phải học quá nhiều mà khả năng điểm liệt lại cao. Học sinh vẫn có xu hướng chọn môn Địa thay cho Sử vì đây là môn dễ học, lại được mang Atlat Địa lý vào phòng thi nên dễ “thoát” được điểm liệt.

Một giáo viên dạy Địa cho biết, nếu học sinh có kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý, nắm chắc kiến thức về ký hiệu, màu sắc, so sánh màu sắc ở bảng chú giải với màu sắc, ký hiệu trên bản đồ ở Atlat thì rất dễ kiếm điểm.

Thêm vào đó, do cấu trúc đề thi luôn có một câu 3 điểm về kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam nên học sinh không phải học thuộc các số liệu mà vẫn có thể làm được bài.

Thi THPT quốc gia: Học sinh vẫn 'né' môn Lịch sử

http://news.zing.vn/thi-thpt-quoc-gia-hoc-sinh-van-ne-mon-lich-su-post642996.html

Thanh Hóa: Cụm thi tốt nghiệp THPT thiếu cán bộ coi thi là giảng viên đại học

09:52:00 Add Comment
Do số lượng cán bộ coi thi cần huy động rất lớn, trong khi đó, số biên chế cán bộ, giảng viên của Trường đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa còn hạn chế nên cụm thi so Sở GD-ĐT chủ trì còn khó khăn trong việc sắp xếp cán bộ, giảng viên tham gia coi thi.

Thanh Hóa: Cụm thi tốt nghiệp THPT thiếu cán bộ coi thi là giảng viên đại học


Tại Thanh Hóa có hai cụm thi do Trường đại học Hồng Đức chủ trì dành cho thí sinh xét tuyển đại học và cụm thi do Sở GD-ĐT Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Trường ĐH Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa dành cho thí sinh chỉ xét tốt nghiệp THPT.

Theo ông Dương Đình Hoán - Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết: Cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì phối hợp với Trường đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa sẽ không đủ số cán bộ, giảng viên trường đại học tham gia coi thi theo quy định.

Xem thêm: Nghệ An: Nhiều điểm thi THPT Quốc gia “trắng” thí sinh thi Sử
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 cụm thi tại Thanh Hóa dành cho thí sinh hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa dự thi. Tuy nhiên, năm 2016 theo quy định của Bộ GD-ĐT, mỗi tỉnh sẽ có ít nhất 1 điểm thi xét tuyển đại học, cao đẳng, vì vậy năm nay, thí sinh Ninh Bình sẽ không vào Thanh Hóa dự thi.

Cụm thi Thanh Hóa dự kiến sẽ có khoảng 35.000 thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia. Trong đó có khoảng 37 điểm thi xét tốt nghiệp THPT do Sở GD-ĐT chủ trì.

Theo phương án tổ chức kỳ thi, Trường đại học Hồng Đức sẽ phối hợp với đại học Y Hà Nội tổ chức kỳ thi dành cho thí sinh vừa xét tuyển đại học, cao đẳng, vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Hiện nay, cụm thi do Sở GD-ĐT Thanh Hóa chủ trì tổ chức còn một số khó khăn trong việc sắp xếp cán bộ, giáo viên tham gia coi thi. Theo quy định, số cán bộ, giảng viên trường đại học phối hợp tham gia tổ chức kỳ thi phải đạt tối thiểu 20% số cán bộ coi thi tại mỗi điểm thi của Hội đồng thi.

Tuy nhiên, Trường ĐH Văn hóa Thể thao và Du Lịch sẽ không đủ số cán bộ, giảng viên tham gia coi thi theo quy định, do số lượng cán bộ huy động coi thi rất lớn. Sở GD-ĐT Thanh Hóa cũng đang xin ý kiến của Cục khảo thí để bố trí, sắp xếp cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, PGS-TS Trần Văn Thức - Hiệu trưởng Trường đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa cho biết, hiện nay do đội ngũ biên chế cán bộ, giảng viên nhà trường còn hạn chế nên trong đợt thi THPT quốc gia 2016, nhà trường chỉ huy động được 120 cán bộ coi thi.

Được biết, kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, Thanh Hóa có hơn 40.000 thí sinh dự thi. Trong đó, cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì tổ chức dành cho thí sinh chỉ xét tốt nghiệp THPT là 16.000 thí sinh với 34 điểm thi và huy động 2.400 cán bộ coi thi.


Thanh Hóa: Cụm thi tốt nghiệp THPT thiếu cán bộ coi thi là giảng viên đại học



http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/thanh-hoa-cum-thi-tot-nghiep-thpt-thieu-can-bo-coi-thi-la-giang-vien-dai-hoc-20160413135242582.htm

Nghệ An: Nhiều điểm thi THPT Quốc gia “trắng” thí sinh thi Sử

16:06:00 Add Comment
Tại Nghệ An, 16/26 điểm thi “trắng” thí sinh đăng ký dự thi môn Sử tại kỳ thi THPT Quốc gia năm nay.

Nghệ An: Nhiều điểm thi THPT Quốc gia “trắng” thí sinh thi Sử


Sở GD-ĐT Nghệ An vừa xây dựng xong phương án bố trí các điểm thi ở kỳ thi THPT Quốc gia 2016. Theo đó, tại cụm thi do Sở GD-ĐT Nghệ An chủ trì sẽ có 26 điểm thi, trung bình tại 1 huyện sẽ có 1 điểm thi. Tại cụm thi địa phương sẽ có 12.113 thí sinh dự thi với 491 phòng thi.

Đặc biệt 16/26 điểm thi “trắng” thí sinh đăng ký dự thi môn Sử, chỉ có 41/12.113 thí sinh đăng ký dự thi môn Sử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016. Trái lại, môn Địa lý lại có số thí sinh đăng ký dự thi cao nhất với 10.919 thí sinh.


Được biết đây là số liệu tổng hợp ban đầu tại các điểm thi, con số này cũng có thể thay đổi trong thời gian tới. Đến hết ngày 30/4, thí sinh sẽ hết thời hạn đăng ký thi. Sau thời hạn này, thí sinh sẽ không được thay đổi cụm thi, thông tin cụm thi đã đăng ký.

Qua số liệu tổng hợp ban đầu có thể thấy, một lần nữa môn Sử chính là môn thi bị thí sinh “né” nhiều nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia. Bài toán làm thế nào để học sinh yêu Sử và biến môn thi “khó nhằn” này trở thành một môn học yêu thích và là lựa chọn của các em trong các kỳ thi quan trọng vẫn chưa thể có lời giải đáp./.

Chuẩn bị tâm lý trước kỳ thi THPT quốc gia 2016

16:20:00 Add Comment
Trước kỳ thi THPT quốc gia 2016 chính là thời điểm các bạn học sinh phải học 'căng như dây đàn'. Vậy cần làm gì để giải tỏa những căng thẳng trong mùa thi?


Chuẩn bị tâm lý trước kỳ thi THPT quốc gia 2016


Lên kế hoạch ôn tập khoa học


Thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An (giảng viên khoa tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP. HCM) cho biết học sinh có tâm lý hồi hộp, lo lắng… thậm chí run sợ trước kỳ thi THPT Quốc gia là điều bình thường. “Các bạn cần chuẩn bị cho mình một kế hoạch ôn tập khoa học, sắp xếp thời gian biểu hợp lý. Các bạn nên xây dựng lộ trình học tập cụ thể, chủ động trong quá trình ôn tập. Và tuyệt đối, các bạn tránh tư tưởng 'giấu dốt' vì nó rất nguy hại. Thay vào đó, các em chủ động tìm đến thầy cô bộ môn và bạn bè để nhận sự giải đáp, chia sẻ vấn đề còn vướng mắc được sáng tỏ, thông hiểu”, thầy An chia sẻ.

Còn thạc sĩ tâm lý Mai Mỹ Hạnh (giảng viên khoa tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP. HCM) gợi ý: “Các bạn sẽ nhớ kiến thức tốt hơn nếu biết liên hệ thực tế, cho ví dụ để dễ dàng ghi nhớ. Các bạn tiến hành ôn tập tại nhà ngay sau khi tiếp thu bài học trên lớp, làm bài tập ứng dụng ngay sau khi học. Các bạn ôn tập xen kẽ, không nên chỉ ôn liên tục một loại tài liệu, một môn học dễ gây sự nhàm chán, không có hứng thú, khó ghi nhớ. Để tránh mau quên, cần tiến hành ôn tập thường xuyên nhưng học rải rác, phân tán nhiều đợt. Các bạn không nên ôn tập liên tục trong một thời gian dài có thể gây quá tải cho hệ thần kinh, dẫn đến sự căng thẳng tâm lý. Ngay từ bây giờ, các bạn lập ngay kế hoạch khoa học để ôn tập, biết quản lý thời gian hiệu quả. Đặc biệt, những môn học mà các bạn có định hướng đăng ký thi tốt nghiệp'.

Tự tin vào phòng thi


Khi vào phòng thi, các bạn thường gặp tình trạng hồi hộp, tim đập loạn nhịp… Để giải tỏa căng thẳng trong phòng thi, cô Hạnh cho biết tâm lý vào phòng thi khá là quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tái hiện kiến thức mà các bạn đã ghi nhớ. Không ít trường hợp, các em ôn tập rất kỹ, học bài rất chăm. Nhưng vì quá căng thẳng nên rơi vào trạng thái quên tạm thời, không thể tái hiện kiến thức ngay lúc đó.

Cô Hạnh mách nhỏ: “Quá trình chuẩn bị ôn tập, nếu các em ôn tập kỹ càng sẽ tạo ra một tâm thế sẵn sàng. Để có tâm lý thoải mái, trước ngày thi, các em không nên thức quá khuya vì dễ ảnh hưởng đến sự tỉnh táo trong lúc tái hiện kiến thức làm bài. Các em cần ăn sáng, uống đủ nước trước khi vào phòng thi. Nếu quá run thì các bạn nên hít thở sâu và tư duy tích cực. Và luôn nghĩ: “Mình sẽ làm được! Mình sẽ làm được!” để tự trấn an bản thân. Các em nở nụ cười và nói lời cảm ơn khi nhận giấy làm bài thi từ giám thị là cách giúp bản thân bớt căng thẳng hơn”.

Còn thầy An chia sẻ: “Các em cần chuẩn bị dụng cụ thi, giấy tờ dự thi đầy đủ và đến phòng thi sớm để chủ động thời gian tránh sự cập rập, lo lắng, hồi hộp. Các em đừng quá đặt nặng vấn đề điểm số, số câu phải hoàn thành trong bài thi. Vào phòng thi, các bạn hãy tập trung vào bài làm cá nhân như: đọc đề, bình tĩnh suy nghĩ, phân tích, phân bố thời gian làm bài hợp lý. Làm bài thi với tinh thần tích cực, thoải mái nhất”.

Kỳ thi THPT quốc gia 2016 nghe qua có vẻ to tát nhưng thực ra đây là kỳ thi kiểm tra đánh giá lại mức độ thông hiểu kiến thức. Vì thế, các bạn đừng tự tạo áp lực cho chính mình. Điều quan trọng các em cần có là đảm bảo được vốn kiến thức cơ bản, trọng tâm của môn học, kỹ năng làm bài và thái độ học tập nghiêm túc. Đại học không phải là con đường duy nhất. Hồi hộp, lo lắng trước kỳ thi là điều bình thường, thí sinh cần biến điều đó thành động lực để ôn tập tốt hơn.

Chuẩn bị tâm lý trước kỳ thi THPT quốc gia 2016



http://thanhnien.vn/giao-duc/chuan-bi-tam-ly-truoc-ky-thi-thpt-quoc-gia-2016-688002.html

Kỳ thi THPT quốc gia 2016: Cách tổ chức mới sẽ giảm áp lực cho Thủ đô

09:25:00 Add Comment
Kỳ thi THPT quốc gia 2016, các cụm thi sẽ được dàn trải trên khắp các tỉnh thành phố, từ đó tạo điều kiện cho thuận lợi cho thí sinh và người nhà không phải đổ về các thành phố lớn để thi như những năm trước.


Kỳ thi THPT quốc gia 2016: Cách tổ chức mới sẽ giảm áp lực cho Thủ đô


Với việc tổ chức cụm thi như vậy, Hà Nội vốn được đánh giá là thành phố tập trung nhiều thí sinh về thi cũng giảm được nhiều áp lực về khâu chuẩn bị cơ sở vật chất, an ninh… trong khâu tổ chức thi.

Số lượng thí sinh dự thi tại Hà Nội sẽ giảm gần một nửa so với 2015


Theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kỳ thi THPT quốc gia 2016, tại Hà Nội sẽ có 5 cụm thi do trường ĐH chủ trì và 1 cụm thi địa phương do Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức.

Theo đó, số thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2016 giảm gần 1/2 so với năm ngoái, nên những công tác chuẩn bị cho kỳ thi được diễn ra nghiêm túc, an toàn cũng không còn gặp nhiều vất vả như năm 2015.

Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm nay, Bộ GD&ĐT có một số thay đổi về Quy chế thi THPT quốc gia. Theo đó, học sinh ở địa phương nào sẽ thi ở địa phương đó. Như vậy, nếu năm 2015, tại Hà Nội có hơn 111.000 thí sinh tham dự thi THPT quốc gia thì năm nay, có khoảng 63.000 thí sinh, giảm gần 1/2 so với năm 2015.

Vì vậy, áp lực về tăng cường cán bộ, giáo viên THPT, giảng viên các trường đại học, cao đẳng coi thi hoàn toàn không có. Ngoài ra, áp lực về bố trí sở vật chất, đội ngũ cán bộ coi thi, thuê nhà ở cho thí sinh, lực lượng tham gia giải tỏa ùn tắc giao thông… sẽ giảm bớt. 

“Tuy vậy, để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia được diễn ra nghiêm túc và an toàn, Sở GD&ĐT Hà Nội cùng với tất cả thành viên trong ban tổ chức đã tiến hành triển khai các công đoạn như: Phân luồng giao thông, bố trí lực lượng an ninh…”, ông Đại nhấn mạnh. 

Đồng thời, Sở GD& ĐT Hà Nội đã hướng dẫn các trường THPT thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thi của thí sinh từ ngày 1/4 đến 30/4. Trong tháng 4, Sở sẽ công bố công khai tất cả các quy chế thi THPTtuyển sinh đại học, cao đẳng cho các trường THPT. Tiếp theo, các trường sẽ bố trí thời gian để phổ biến các quy chế cho tất cả học sinh để các em viết phiếu đăng ký và ghi nguyện vọng, chọn môn thi.  

Sau đó, trường THPT và Sở GD& ĐT Hà Nội sẽ niêm yết công khai danh sách, thông tin, yêu cầu, nguyện vọng của thí sinh để các em kiểm tra lại cho chính xác. Từ đó, Sở sẽ chuyển hồ sơ về các trường đại học, cao đẳng để tiến hành tổ chức kỳ thi.

Được biết, hiện nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội đang thực hiện công tác hướng dẫn cho học sinh lớp 12 làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia để tránh những tình trạng sai sót của thí sinh như năm 2015.

Tổ chức 2 hình thức cụm thi tại các địa phương


Xung quanh việc Bộ GD&ĐT thực hiện tổ chức 2 hình thức cụm thi tại các địa phương vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại về sự đảm bảo công bằng giữa cụm thi do trường đại học chủ trì và cụm thi do các sở GD&ĐT chủ trì.

Về vấn đề này, ông Kiều Xuân Thực, Trưởng Phòng Đào tạo trường Đại  học Công nghiệp Hà Nội lo ngại: “So với năm 2015 cụm thi được mở rộng hơn nên chúng tôi cũng có chút băn khoăn làm sao đảm bảo cụm thi dàn trải lên tất cả các tỉnh/thành phố. Đồng thời, cụm thi dàn trải như vậy công tác coi thi, chấm thi đảm bảo nghiêm túc như nhau là rất khó”.

Tuy nhiên, ông Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng trường THPT Wellsring (Long Biên- Hà Nội) cho rằng, “xã hội nên tin tưởng vào những người làm nhiệm vụ coi thi. Bởi từ trước đến nay, giáo viên THPT vẫn đảm bảo công tác coi thi nghiêm túc. Còn nếu e ngại các thầy cô trường THPT thương học trò coi thi lỏng lẻo mà không huy động tham gia vào công tác coi thi, chấm thi thì hơi lãng phí”. 

Cùng chung quan điểm, ông Nguyễn Tu Tập, trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội) cũng nhận định, giáo viên THPT tham gia công tác coi thi, chấm thi thực hiện đúng quy chế sẽ đảm bảo công bằng.

“Theo tôi không chỉ có cán bộ các trường đại học mới có thể làm công tác coi thi. Để đảm bảo công bằng giữa các cụm thi, giữa các thí sinh quan trọng nhất là tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ giám thị, lãnh đạo ở các điểm thi”, ông Tập nhận định.

Đứng ở góc độ là đơn vị chủ trì cụm thi địa phương, ông Phạm Văn Đại cho biết, các giáo viên, giảng viên được giao nhiệm vụ coi thi, chấm thi phải làm việc với trách nhiệm cao. Đối với cụm thi ở địa phương, sẽ có giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng đến coi thi cùng với giáo viên các trường THPT nên sẽ không có chuyện không công bằng trong việc coi thi, chấm thi ở cụm thi, ở địa phương tổ chức với cụm thi do các trường đại học, cao đẳng chủ trì. 

Theo ông Đại, các giáo viên THPT tham gia chấm bài thi THPT quốc gia là đúng chuyên ngành, đúng môn giảng dạy nên họ nắm thực tiễn học sinh học tập ở trên lớp một cách rõ ràng nhất. Họ có kiến thức từng môn học một cách rất tốt nên việc chấm thi sẽ dễ dàng hơn là một số giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng giảng dạy tổng hợp một số chuyên ngành khoa học cơ bản.

Bộ GD&ĐT đã có barem điểm số trong việc chấm thi. Khi có sự chênh lệch đến 0,5 điểm thì các cặp chấm thi sẽ phải đối chất với nhau. Khi đối chất thì cán bộ chấm thi sẽ tìm ra sự đúng sai trong bài làm của thí sinh. Nên khi tham gia chấm thi cán bộ chấm sai sẽ bị hội đồng chấm thi đánh giá về trình độ, năng lực nên họ phải có trách nhiệm, sự cẩn trọng trong việc chấm bài của thí sinh. /.

Kỳ thi THPT quốc gia 2016: Cách tổ chức mới sẽ giảm áp lực cho Thủ đô


thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2016-04-08/ky-thi-thpt-quoc-gia-2016-cach-to-chuc-moi-se-giam-ap-luc-cho-thu-do-30513.aspx

Đăng ký thi THPT Quốc gia 2016: Có thí sinh mua tới… 15 bộ hồ sơ

15:09:00 Add Comment
Một tuần sau khi bắt đầu thời gian đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2016 (từ 1.4), tình hình nộp hồ sơ tại TP.HCM vẫn khá lác đác, nhiều trường THPT vẫn đang tổ chức “tư vấn” kỹ cho thí sinh chọn môn thi đúng năng lực nhất…


Tại Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, ông Nguyễn Quốc Cường - chuyên viên tuyển sinh - cho biết, đến thời điểm trưa nay (8.4) mới bán ra khoảng hơn 1.000 bộ hồ sơ và mới nhận khoảng hơn 150 hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi, trong đó đa số các em chọn thi 3 môn, có vài em chọn 6 môn thi. Dự kiến khoảng từ ngày 20.4 trở đi thì thí sinh mới nộp nhiều, hiện tại mỗi ngày thí sinh đến đa số là mua hồ sơ, hỏi cách ghi hồ sơ, ưu tiên…

Ông Cường cũng lưu ý với các thí sinh, Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM chỉ nhận hồ sơ của những thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ năm 2015 trở về trước. Vì vậy, các thí sinh chưa tốt nghiệp phải liên hệ với sở GD-ĐT các địa phương nơi học THPT để nộp hồ sơ.

Thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2015

Trong khi đó, một cán bộ bán hồ sơ tại địa điểm này cho biết, những ngày qua thí sinh đến mua hồ sơ khá nhiều, trung bình mỗi thí sinh mua từ 3-4 bộ, có thí sinh để khỏi sai sót mua tới 10 bộ. Cá biệt, có một thí sinh ở ngoại thành TP.HCM mua tới 15 bộ hồ sơ.

“Do mỗi thí sinh chỉ nộp 1 hồ sơ nên chúng tôi có khuyên em này mua ít lại cho đỡ tốn tiền, nhưng em này không chịu vì lý do mua nhiều nếu có sai cũng đỡ phải đi đi lại lại”, cán bộ này nói.

Trong khi đó, ở các trường THPT, đến thời điểm hiện tại các trường vẫn còn đang tổ chức “tư vấn” cho học sinh lựa chọn môn thi có lợi và đúng năng lực nhất.


Tại Trường THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm (Q.9, TP.HCM), bà Phạm Thị Thúy Vĩnh - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, năm nay trường có hơn 400 học sinh dự kỳ thi THPT Quốc gia. Do vậy, trong 2 tuần đầu tháng 4, nhà trường dành thời gian cho các em suy nghĩ thật kỹ trước khi đặt bút làm hồ sơ. Các giáo viên cũng sẽ tư vấn kỹ cho các em chọn môn thi sao cho đúng năng lực của các em nhất để có thêm cơ hội xét tuyển vào đại học. Sau đó, trong 2 tuần cuối, trường bắt đầu cho học sinh làm hồ sơ rồi nộp về giáo vụ.

Tương tự, tại Trường THPT Nhân Việt, ông Bùi Gia Hiếu - Hiệu trưởng nhà trường - cũng cho biết, các giáo viên nhà trường cũng đang tư vấn kỹ lại cho các em, nhất là những em còn cân nhắc giữa các môn nào đó hoặc mục nào chưa hiểu thì được hướng dẫn ghi lại để tránh sai sót. Đồng thời cũng cho các em thời gian dài để các em cân nhắc các tổ hợp có lợi cho mình nhất...

Kỳ thi THPT Quốc gia: Tranh cãi đề xuất bỏ phần tự luận môn tiếng Anh

14:58:00 Add Comment
Nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc bỏ hay giữ phần thi tự luận trong môn tiếng Anh tại kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2016.

Trong khi đại diện nhiều trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm nay, Bộ Giáo dục – Đào tạo nên bỏ phần tự luận đối với môn tiếng Anh, thì nhiều giáo viên dạy Anh văn cũng như học sinh trung học phổ thông lại mong muốn tiếp tục duy trì cấu trúc đề thi hiện tại.

Kỳ thi THPT Quốc gia: Tranh cãi đề xuất bỏ phần tự luận môn tiếng Anh


Năm đầu tiên triển khai kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã quy định cấu trúc đề thi môn tiếng Anh theo dạng 80% thi trắc nghiệm và 20% thi tự luận. Theo đại diện nhiều trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, cấu trúc đề thi này đã gây không ít khó khăn cho công tác chấm thi, cũng như khiến nhiều thí sinh vất vả vì quỹ thời gian hoàn tất bài thi chỉ 90 phút.

Thi THPT quốc gia: 1 vẫn là điểm liệt | Tuyển sinh 2016


Kết quả là trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2015, rất nhiều thí sinh bỏ giấy trắng phần thi tự luận. Công tác chấm thi năm 2015 cũng xuất hiện một số trục trặc trong việc tính toán điểm 20% và 80% môn tiếng Anh. Do vậy, không ít ý kiến cho rằng, năm nay, Bộ nên chuyển môn tiếng Anh sang hình thức thi 100% trắc nghiệm.

Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh phân tích: “20% tự luận mức độ ảnh hưởng điểm số không lớn lắm, nhưng nó có ảnh hưởng về mặt kỹ thuật trong quá trình chấm thi. Vì thế nếu được, năm nay tiếng Anh nên cố gắng chấm thi trắc nghiệm hoàn toàn để tránh được những trục trặc, đặc biệt là áp lực rất lớn về thời gian”.

Thế nhưng, đại diện nhiều trường trung học phổ thông và giáo viên dạy môn tiếng Anh lại có suy nghĩ ngược lại. Theo họ, việc duy trì cấu trúc đề thi như hiện nay là hợp lý vì không chỉ mang tính phân hóa giúp các trường đại học chọn được thí sinh chất lượng cao, đề thi gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận còn giúp thí sinh chủ động học đều các kỹ năng.

Không những vậy, nếu năm nay Bộ Giáo dục - Đào tạo lại tiếp tục thay đổi cấu trúc đề, sẽ rất dễ dẫn đến những xáo trộn trong việc ôn tập của các em học sinh vì thời gian không còn nhiều.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2016: Không được làm tròn đến 0,25 điểm


Thầy Phạm Hùng, Tổ phó chuyên môn tổ tiếng Anh, trường Trung học phổ thông Marie Curie cho biết: “Tôi hoàn toàn muốn giữ lại phần thi tự luận vì đó là phần thi kỹ năng viết. Thật ra đây chỉ là một đoạn văn khoảng từ 120 đến 140 từ, cũng là phần cứu học sinh. Tự luận là phần chúng ta nên thi vì bây giờ các em học sinh đi thi các chứng chỉ như IELTS hay TOEFL, các em đều phải viết luận”.

Theo phân tích của thầy Phạm Hùng, với phần tự luận trong cấu trúc đề thi tiếng Anh của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm ngoái, thí sinh chỉ cần ghi được câu chủ đề, câu kết luận, có những từ nối câu và đảm bảo số dòng cần thiết thì đã đạt được gần 1 điểm. Nếu chịu khó diễn đạt, không cần mất quá nhiều thời gian, thí sinh đã có được số điểm đáng kể. Vì vậy, tự luận là phần thi có nhiều lợi thế cho thí sinh.

Cùng suy nghĩ, em Đặng Thùy Linh, học sinh trường Trung học phổ thông Marie Curie cho rằng, Bộ Giáo dục – Đào tạo nên tiếp tục duy trì phần thi tự luận trong môn tiếng Anh vì nó giúp đánh giá chính xác hơn năng lực thí sinh, tránh tình trạng đánh may rủi được điểm cao.

Trước những ý kiến trái chiều xung quanh việc bỏ hay giữ phần thi tự luận trong môn tiếng Anh tại kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2016, dư luận mong rằng, Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ xem xét kỹ lưỡng các đề xuất, kiến nghị để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho thí sinh./.

Kỳ thi THPT Quốc gia: Tranh cãi đề xuất bỏ phần tự luận môn tiếng Anh


http://vov.vn/xa-hoi/giao-duc/ky-thi-thpt-quoc-gia-tranh-cai-de-xuat-bo-phan-tu-luan-mon-tieng-anh-495453.vov